Bật Mí Cách Mang Thiên Nhiên Vào Không Gian Sống

Mang thiên nhiên vào không gian sống là xu hướng thiết kế mới

Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, con người lại càng muốn trở về với những gì mộc mạc, tự nhiên. Vì thế, xu hướng mang thiên nhiên vào không gian sống ngày càng được ưa chuộng hơn cả.

Đưa thiên nhiên vào nhà chính là lựa chọn lý tưởng mà các gia chủ không thể bỏ qua. Đây là cách cân bằng giữa không gian sống, mang lại hơi thở tươi mới thay vì bó buộc trong những bức tường đơn điệu. Bên cạnh đó, việc thiết kế nội thất khéo léo kết hợp với thiên nhiên còn tạo nên lối sống mở, hiện đại của những gia chủ tinh tế, tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Ngoài việc chú trọng đến yếu tố thiên nhiên, bài viết gợi ý thiết kế không gian đẹp sẽ giúp anh chị có góc nhìn đa chiều hơn.

3 cách mang thiên nhiên vào không gian sống

Có rất nhiều cách để hô biến mang thiên nhiên vào không gian sống vào ngôi nhà của bạn. Nếu diện tích đủ rộng, thiết kế một khu vườn ở góc cầu thang, tường, ban công hay bất cứ đâu là điều dễ thực hiện. Hoặc đơn giản hơn là trang trí bằng đá, sỏi, đặt một vài loại cây xanh… Ngay lập tức, gia chủ đã sở hữu một góc thiên nhiên đẹp mắt ngay trong chính ngôi nhà của mình.

1. Thiết kế không gian sống đậm chất thiên nhiên

Sử dụng vật liệu tự nhiên trong thiết kế

Điều đầu tiên giúp gia chủ đưa thiên nhiên vào từng ngóc ngách đó là việc sử dụng vật liệu tự nhiên, tạo điểm nhấn riêng biệt. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên như gỗ, sỏi đá, mây tre đan, gạch thô mộc trong việc trang trí. Những vật liệu này toát lên sự mộc mạc, gần gũi thiên nhiên. Trong đó, đá và gỗ là nguyên liệu được ưa chuộng hơn cả.

Đá được sử dụng làm con đường dẫn vào nhà, những bức tranh ấn tượng trong phòng khách… Vật liệu đá với những nét thô sơ tự nhiên nhưng không kém phần hiện đại.

Gỗ thường dùng lót sàn, trần nhà… Hoặc dùng vách ngăn gỗ phân chia các khu vực, vừa tạo điểm nhấn sang trọng. Một ngôi nhà phong cách hiện đại với nội thất gỗ chủ đạo, sẽ mang lại cảm giác gần gũi.

Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên

Muốn tạo không gian sống xanh, gần gũi hơn với môi trường thì ánh sáng tự nhiên là điều không thể thiếu. Thiết kế hệ cửa ra vào, cửa sổ lớn kết hợp rèm che là cách được sử dụng nhiều.

Ánh sáng tự nhiên đem lại sức sống tươi mới, đầy năng lượng. Nếu được, gia chủ nên bố trí phòng khách ngay gần hiên nhà. Đồng thời mở nhiều cửa để đón nắng, gió từ thiên nhiên bên ngoài.

Tận dụng ánh sáng có rất nhiều cách. Có thể là khoảng thông tầng vừa tạo cảm giác ngôi nhà trở nên cao ráo hơn. Vừa có sự kết nối theo chiều đứng cho các thành viên. Mặt khác, khoảng thông tầng giúp tăng sự thoáng mát và ánh sáng vào từng góc nhỏ trong mỗi phòng.

Cây xanh giữa các khoảng thông tầng

Ánh sáng thiên nhiên len lỏi vào từng góc nhỏ trong nhà.

Không phải chỉ trong nhà ống dài và hẹp mới cần bố trí giếng trời để lấy sáng, lấy gió tự nhiên. Với nhà có quy mô lớn hơn, giếng trời vẫn được xem là nơi gia chủ thỏa sức sáng tạo góc thiên nhiên cho riêng mình.

Một cách khác gia chủ có thể áp dụng dễ dàng chính là gắn thêm gương. Điều này tạo cảm giác căn phòng trở nên rộng rãi, thoáng đạt hơn.

Kết hợp màu sắc nhẹ nhàng

Màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế và trang trí nhà ở. Màu trung tính: trắng, kem, xanh lá nhạt, xanh nước biển… gần với màu sắc của thiên nhiên. Tạo cảm giác không gian trở nên hài hòa hơn. Đó không đơn thuần là phong cách thiết kế. Mà còn mang lại sự tươi mới, giúp gia chủ thư thái, rời xa ồn ào phố thị. Bên cạnh đó, màu trung tính còn dễ dàng phối hợp với các món đồ trang trí khác.

2. Mang cây xanh vào không gian sống

Để ngôi nhà hài hòa với thiên nhiên, không thể thiếu sự hiện diện của cây xanh. Không chỉ thanh lọc không khí, cây xanh còn tạo cảm giác tươi mát, thông thoáng bởi nguồn năng lượng xanh tích cực. Lợi ích của mảng xanh cũng được Thành Hưng Phú đề cập khá chi tiết qua một bài viết, mời anh chị tìm hiểu thêm.

Vườn treo thẳng đứng

Dành cho những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, vườn thẳng đứng là sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Hãy tận dụng tối đa không gian bằng cách đưa thật nhiều mảng xanh lên cao. Đơn giản nhất chính là lên ý tưởng cho khu vườn xanh nơi ban công hay lô gia.

Vườn xanh ở ban công được trang trí đẹp mắt

Vườn xanh ở ban công được trang trí đẹp mắt với những chậu cây nhỏ xinh.

Việc tạo một không gian sống xanh thường được làm với rất nhiều cách. Phổ biến hơn cả là việc sử dụng các loại cây trồng trong chậu. Sự lựa chọn này luôn là ưu tiên hàng đầu của các gia chủ. Bởi tính đa dạng về hình thức và linh động trong việc thay đổi bố cục trang trí. Những chậu cây thường được đặt trên sàn, treo lên cao hoặc tạo thành những tháp rau sạch đẹp mắt.

Sở hữu mảng tường phủ đầy màu xanh hoa cỏ ở lô gia hay ở trung tâm khu vực sân thượng đầy nắng là gợi ý không thể bỏ qua. Với ưu thế tiết kiệm tối đa diện tích sử dụng, tường cây xuất hiện ở hầu hết các khu công năng. Không chỉ là ban công, sân thượng, mà cả phòng khách, nhà bếp, giếng trời. Đôi khi là cả bức tường bên ngoài ngôi nhà. Tùy điều kiện khí hậu, ánh sáng, vị trí nội – ngoại thất mà lựa chọn loại cây phù hợp.

Cây xanh bao phủ lên mảng tường lớn

Cây xanh bao phủ lên mảng tường lớn, tạo ấn tượng thị giác cho khách ghé thăm nhà.

Giàn hoa dạng dây leo rủ xuống nên thơ, kết hợp với hồ thủy sinh cùng bộ bàn ghế mây ở sân sau cũng là lựa chọn đáng cân nhắc. Tiếng nước chảy róc rách có thể giúp tinh thần phấn chấn trước khi bắt đầu một ngày làm việc.

Sân thượng cũng là góc sáng tạo mảng xanh không thể bỏ qua. Một bộ bàn ghế nhỏ, hòn non bộ, các loại cây cao đều nằm trong danh sách đáng cân nhắc. Lưu ý việc chống thấm kỹ lưỡng cho sàn nếu sân thượng có trồng các loại cây xanh.

Mảng xanh trên mái nhà

Mảng xanh trên sân thượng và không gian xanh nói chung có tác dụng chống nóng hiệu quả.

Ngoài ra, đem mảng xanh lên mái nhà cũng là một gợi ý đáng tham khảo. Bên cạnh yếu tố làm đẹp cho công trình, lớp đất ẩm trên mái giúp điều hòa nhiệt độ. Tác dụng giảm bức xạ cho kết cấu bê tông mái cũng hạn chế hiện tượng co ngót. Nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ làm nứt bề mặt, gây thấm dột.

Mảng xanh nơi cầu thang

Một khu vực giếng trời quen thuộc thường có ở quy mô nhà 2 tầng trở lên. Có nhiều người nghĩ rằng, đặt mảng xanh dưới chân cầu thang chỉ vì không biết trang trí như thế nào. Gia chủ có thể phủ xanh khu vực xung quanh cầu thang bằng các loại cây bụi nhỏ san sát nhau. Hoặc bố trí thêm cây xanh ở khu vực chiếu nghỉ cầu thang. Lưu ý chừa khoảng thở cho việc đi lại và có phương án chống thấm phù hợp.

Một góc thiên nhiên ngay dưới chân cầu thang tô điểm ấn tượng cho ngôi nhà.

Đôi khi gia chủ sẽ được nghe vài lời nhận xét mảng xanh trong nhà của anh chị quá nhỏ. Nhưng thực chất, khi mảng xanh bố trí phù hợp với không gian của ngôi nhà thì đó không phải khu vườn nhỏ. Mà là mảng xanh có kích thước hoàn hảo, được đo ni đóng giày cho từng gia chủ.

Có thể nói, mảng xanh sở hữu lợi thế ưu việt, kết hợp được với hầu hết các khu vực trong nhà. Đặc tính này giúp mảng xanh len lỏi vào bất cứ đâu, tiện lợi trong sắp xếp. Các bí kíp trên đều có thể áp dụng cho ngôi nhà phố của anh chị. Cùng Thành Hưng Phú điểm qua các mẫu nhà phố 2 tầng có không gian xanh hút mắt. Từ đó có thêm ý tưởng sáng tạo, mang cá tính riêng cho tổ ấm tương lai nhé.

Mang thiên nhiên vào không gian sống cần lưu ý gì?

Mang thiên nhiên vào không gian sống thoạt nhìn qua rất đơn giản. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau, để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn tận hưởng thiên nhiên trong lành.

1. Lập kế hoạch chi tiết

Thiết kế nhà có không gian xanh cần được tính toán kỹ lưỡng. Đây là bước đầu tiên và không kém phần quan trọng trong toàn bộ quá trình. Gia chủ hãy lên kế hoạch chi tiết từ ý tưởng thiết kế, cân nhắc mức khả thi của ý tưởng. Bên cạnh đó, cân nhắc số lượng các vật dụng trang trí, dùng cho những khu vực nào trong nhà. Ngoài ra, cần dự toán chi phí bao nhiêu, có ảnh hưởng đến bố cục ngôi nhà hay không…

2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi triển khai

Mang thiên nhiên vào không gian sống xanh rất đa dạng. Có thể rất rộng như một mảnh vườn hay dòng suối nhỏ. Cũng có thể rất hẹp như chỉ là một chậu cây, một bể cá cảnh. Dù là quy mô nào, ít hay nhiều thì gia chủ phải thực sự chủ động. Chuẩn bị ngay từ phần thô vì những thành phần mang tính thiên nhiên đều phải tính toán kích thước. Chuẩn bị khung xương, hệ thống điện, cấp thoát nước, tránh bất tiện khi sử dụng về sau.

Làm hồ cá ở dưới cầu thang thì phải tính toán ánh sáng, thiết bị lọc nước… ngay từ đầu. Đừng xem yếu tố thiên nhiên chỉ là trang trí theo ý thích riêng. Mà đó là một thành phần không thể thiếu của bố cục tổng thể ngôi nhà. Đặt hồ bán nguyệt trước sân, xếp hòn non bộ nơi góc vườn, trồng cây cảnh ngoài hiên… đều cần tính toán trước sau, vị trí cẩn thận.

3. Chọn giống cây trồng phù hợp từng khu vực

Cây xanh thường được bố trí ở mặt tiền, sân sau hay khoảng thông tầng, giếng trời… Vừa thỏa sự sáng tạo của gia chủ cũng như tăng thẩm mỹ cho công trình. Tùy từng khu vực sẽ có loại cây phù hợp. Cụ thể:

Khu vực bên ngoài

  • Diện tích sân vườn hạn chế thì cây có bộ rễ không quá đồ sộ sẽ ít ảnh hưởng kết cấu công trình. Với mục đích trồng cây lấy bóng mát cần ưu tiên cây có lá dày, chịu nắng tốt.
  • Hạn chế trồng cây cao lớn sát tường rào vì rễ cây làm hỏng chân tường. Không ngoại trừ tình huống xấu nhất kẻ gian dựa vào cây đột nhập vào nhà.

Bố trí mảng xanh thiên nhiên phù hợp

Lưu ý đặc tính của từng loại cây mà chọn vị trí phù hợp trồng bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà, nhằm tạo mỹ quan chung đẹp mắt.

Khuôn viên trong nhà

  • Hạn chế trồng các loại cây có gai nhọn. Hoặc cây leo gây xói mòn tường, cây rủ vướng víu trong sinh hoạt. Nên ưu tiên cây dễ sống, thích nghi tốt với môi trường, dễ di dời.
  • Trồng cây bên cửa sổ tránh để thân cây chắn giữa hoặc cửa ra vào làm cản trở sinh hoạt.
  • Gia chủ không có nhiều thời gian chăm sóc nên các giống cây ít lá hoặc rụng lá theo mùa.
  • Các yêu cầu chống thấm, thoát nước cho vị trí cây trồng cũng cần quan tâm khi có ý định trồng cây trong nhà và cần được tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo yếu tố kỹ thuật.

Khu vực mái nhà, sân thượng

  • Các lưu ý khácTrồng cây trên mái nhà phải đặc biệt lưu ý về xử lý chống thấm. Việc xử lý thoát nước cũng phải được tính toán kỹ và thi công đúng quy trình, chất lượng.
  • Cây trồng nên là loại dễ sống, ít tốn công chăm sóc, không vươn quá cao. Hạn chế cây có rễ cọc, khi rễ đâm xuyên quá sâu sẽ ảnh hưởng kết cấu mái.

Các lưu ý khác

  • Đảm bảo chiếu sáng, đủ độ thông thoáng và không gian để cây sinh trưởng tốt.
  • Nếu phối các cây bụi thì cần chọn 3-4 giống cây, không nên chọn quá nhiều. Ưu tiên giống cây có lá đẹp, kích thước lớn hơn để làm điểm chính. Còn lại là các giống cây lá nhỏ hay dáng lá, màu sắc khác biệt để tôn cây chính.
  • Ngoài ra, đối với các cây trồng lớn cần yêu cầu tránh các vị trí như dầm, đà chính vì yếu tố an toàn kết cấu. Bên cạnh đó, gia chủ cần có kỹ thuật thi công hố trồng cây để hạn chế rễ cây phát triển ảnh hưởng chất lượng, kết cấu công trình.

Chú ý vị trí trồng các cây có bộ rễ lớn

Cần lưu ý vị trí trồng các loại cây lớn, tránh ảnh hưởng kết cấu chung của ngôi nhà.

4. Lưu ý khi kết hợp màu sắc

Với những gia chủ yêu thích màu xanh thiên nhiên, có thể cân nhắc việc sử dụng màu xanh cho không gian. Đơn cử như sơn tường xanh, sofa, giường, rèm cửa… gam màu xanh. Không chỉ tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên mà còn làm tổng thể thêm nổi bật, độc đáo hơn. Khi màu sắc trong nhà thiên về màu tối thì nên chọn hoa lá có màu sáng để cân bằng. Ngược lại nhà thừa ánh sáng thì dùng cây lá có màu sẫm.

5. Vấn đề bảo dưỡng, chăm sóc

Cây xanh cần được chăm sóc và dễ dàng thay thế tùy theo nhu cầu trang trí của gia chủ.

Bên cạnh thoát nước tốt thì cây cũng cần được tưới nước, bón phân thường xuyên. Từ yêu cầu bảo dưỡng mà vị trí cây trồng có thể phải thay đổi để phù hợp thực tế.

Gia chủ nên lắp hệ thống tưới tự động thông minh để giảm bớt công chăm sóc mà vẫn tận hưởng được thiên nhiên tươi tốt trong nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909 557 041